Tin Tức


Nam sinh trường nghề xuất sắc đạt trên 27 điểm
(Baonghean.vn) - Đây là tin vui của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Cùng với đó, tỷ lệ tốt nghiệp và đậu vào đại học của nhà trường cũng rất cao, chiếm gần 90%.

Học trường nghề vẫn giỏi

Đến thời điểm này, dù kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã công bố gần 5 ngày nhưng Lê Đăng Thạch – học sinh lớp 12 A1 – Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam vẫn chưa tin vào kết quả của mình khi tại Kỳ thi này em được 27,25 điểm khối C, trong đó Ngữ văn: 8,5 điểm, Lịch sử: 9,25 điểm, Địa lí: 9,5 điểm. Đây là một điểm số mà bất cứ một thí sinh nào cũng mơ ước. Riêng với Thạch, thành tích là kết quả của sự nỗ lực , cố gắng, vươn lên và một tinh thần vượt khó, vượt qua hoàn cảnh.

 
 
 
 
Cơ sở vật chất khang trang hiện đại của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam. Ảnh: PV

Trước đó, chưa bao giờ Thạch nghĩ mình có thể đạt được kết quả đó. Thế nên, lớp 9, sau khi thi trượt vào cấp III công lập ở thị xã Hoàng Mai, Thạch quyết định đăng ký học nghề. Tình cờ được thầy cô giới thiệu, Thạch chọn đăng ký vào Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam vì biết trường này miễn học phí. Hơn thế, học sinh vừa có thể học nghề, vừa học văn hóa.

3 năm học ở trường, Thạch chọn nghề điện vì đây là nghề có thể ứng dụng nhiều trong cuộc sống và dễ xin việc sau khi ra trường. Thời gian còn lại, Thạch tập trung vào học văn hóa với mong muốn đơn giản có bằng tốt nghiệp THPT.

Ngược lại với Thạch, qua theo dõi quá trình học tập của Thạch, giáo viên trong trường lại thấy Thạch là một  học sinh rất chăm chỉ và có tiềm năng. Vì thế, ngoài ôn thi tốt nghiệp, thầy cô tiếp tục động viên Thạch ôn thi để xét tuyển vào đại học.

 
 
 
 
Ban giám hiệu Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam khen thưởng cho những học sinh có kết quả học tốt. Ảnh: PV.

Nói về Thạch, cô giáo Lê Thị Thái - Giáo viên chủ nhiệm cho biết: Thạch là một học sinh chịu khó, gần như ngày nào cũng phải cố gắng để làm xong một đề. Cậu bé cũng không ngại “dốt”, chưa biết là hỏi cô, thậm chí buổi đêm cũng hỏi. Với riêng tôi, gặp một học sinh chăm chỉ như vậy, tôi cũng rất vui và dù trong hoàn cảnh nào cũng cố gắng để giúp Thạch hoàn thành ước nguyện của mình.

Vì ham học nên chưa buổi học nào Thạch về Ký túc xá trước 12h. Thậm chí, buổi học nào xong sớm, Thạch cũng ở lại lớp để ôn bài vì sợ về phòng sẽ bị ảnh hưởng việc học. Nhận được kết quả thi, cô giáo chủ nhiệm cũng bảo “không quá bất ngờ” bởi quá trình thi thử, luyện đề Thạch làm tốt hơn, có những bài Thạch được điểm 10 và phong độ luôn giữ ổn định...

 Ngoài thành tích học tập tốt, Thạch cũng là một học trò biết vượt lên hoàn cảnh bởi gia đình Thạch hết sức khó khăn, sau Thạch còn có hai em nhỏ. Khi Thạch đang học lớp 11 bố Thạch lại bệnh nặng qua đời nên gánh nặng đè trên đôi vai mẹ. Ngay tại thời điểm này, sau khi thi xong tốt nghiệp THPT, Thạch đi làm thêm nghề điện để trang trải cuộc sống.  

 
 
 
 
Tập thể lớp 12 A1 với nhiều học sinh đạt điểm cao. (Lê Đặng Thạch thứ 6 từ trái sang, hàng 2). Ảnh: PV

Không chỉ có em Thạch mà học sinh khối 12 của trường Trung cấp Kinh tế - Kĩ thuật Hồng Lam cũng đạt được kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT này với 96,55% học sinh đậu tốt nghiệp. Điểm xét tuyển theo tổ hợp cũng rất cao, trong đó điểm khối C từ 15 điểm trở lên chiếm 86,2%, từ 20 điểm trở lên chiếm 37,9%, từ 25 đến 27 điểm chiếm 15%. Kết quả này sẽ là những "chiếc vé thông hành" quan trọng để học sinh có thể tự tin đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Lợi ích “3 trong 1” khi học trường nghề

Nhận được kết quả này, Ban giám hiệu  nhà trường cũng rất mừng bởi so với nhiều trường phổ thông khác, nguồn tuyển sinh của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam rất hạn chế. Học sinh trúng tuyển vào trường chủ yếu là học sinh phân luồng sau THCS và học sinh chưa đủ điều kiện vào các trường cấp 3 công lập.

Nhập học vào trường, thay vì chỉ học riêng chương trình văn hóa thì học sinh lại học 3 năm song song hai chương trình: chương trình THPT cấp giáo dục thường xuyên kết hợp chương trình trung cấp chính quy. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của các thầy cô giáo và bằng nghị lực của từng học sinh, chất lượng học sinh đã có sự chuyển biến từng ngày. Đặc biệt, ở đây các em được các giáo viên trong trường xem như người thân trong gia đình. Vì vậy, ngoài học chữ, học nghề, các em được bảo ban, dạy giỗ rèn luyện về đạo đức, tác phong nghề nghiệp.

 
 
 
 
Giờ học văn hóa của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam. Ảnh: Đức Anh

Một thuận lợi khác với học sinh Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam là vào trường, học sinh được miễn 100% học phí học nghề bằng hình thức Nhà nước cấp bù theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLB-BGDĐT-BTC BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 (tại điểm m khoản 2 Điều 4).

Bên cạnh đó, trong quá trình học tập học sinh được hưởng các chế độ, chính sách liên quan theo quy định của Nhà nước; được làm thủ tục vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên; được miễn tiền ở kí túc xá. Sau khi hoàn thành khóa học, học sinh thi đậu tốt nghiệp được cấp Bằng THPT và Bằng tốt nghiệp Trung cấp hệ chính quy.

Với nhiều đổi mới trong Luật Giáo dục nghề nghiệp, học sinh học nghề hiện nay cũng có nhiều cơ hội lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Cụ thể, nếu học sinh đi làm ngay được nhà trường giới thiệu đến các doanh nghiệp, công ty. Đây là một hình thức đào tạo có tính ưu việt hơn cả vừa tiết kiệm được thời gian lại vừa tiết kiệm được kinh phí cho người học.

 
 
Học sinh ở Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam ngoài học văn hóa có thể học nghề. Ảnh: PV

Tuy nhiên, bên cạnh đó, học sinh dùng kết quả thi THPT để xét tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học. Ngoài ra, có thể sử dụng bằng trung cấp để học liên thông lên Cao đẳng (1,5 năm ), Đại học (2,5 năm).

Trước đó, từ năm 2005, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam là một trong những ngôi trường đầu tiên trong toàn tỉnh “tiên phong” với mô hình đào tạo học sinh phân luồng và là điểm sáng về chất lượng đào tạo. Trải qua 16 năm thành lập và phát triển, nhà trường đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí, giảng dạy. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên nhà trường luôn tâm huyết, trách nhiệm, tận tụy với nghề nên nhận được sự tin yêu gửi gắm của đông đảo phụ huynh, học sinh.

Thầy giáo Phan Xuân Dũng – Hiệu trưởng nhà trường  chia sẻ thêm:  Với xuất phát điểm không thuận lợi nên nhiều năm nay quan điểm của nhà trường trước hết là dạy người rồi mới đến dạy chữ, học thật, thi thật. Vì vậy, món quà lớn nhất mà chúng tôi nhận được từ học trò ngoài điểm số là sự trưởng thành và tiến bộ của học sinh qua từng ngày. Và đây cũng là cơ sở để tập thể nhà trường tiếp tục cố gắng, vươn lên xây dựng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam là một trong những cơ sở đào tạo có uy tín trên địa bàn tỉnh và được các Sở, ban, ngành đánh giá cao và được nhân dân tin tưởng.

Năm học 2020 – 2021, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam tuyển sinh học sinh đã tốt nghiệp THCS hoặc đang học giữa chừng THPT với hình thức xét tuyển. Học sinh sẽ học chương trình GDTX cấp THPT kết hợp đào tạo chương trình trung cấp hệ chính quy và được miễn 100% học phí.
Ngoài ra, học sinh được đăng ký học một trong các ngành đào tạo: Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản lý nhà hàng khách sạn, Quản lý và bán hàng siêu thị, Công nghệ may và thời trang, Điện Công nghiệp, Công nghệ Hàn và Tin học ứng dụng.
Nhà trường cam kết giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp.
(Nguồn: Báo Nghệ An Điện tử)
 
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi

     Ngày 25/06, cùng với thí sinh cả nước, 32.405 thí sinh ở Nghệ An bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019. Thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ dao động từ 38-40 độ C đã ảnh hưởng đến tâm lý và thể lực của thí sinh.

Điểm thi Trường THPT Nguyễn Duy Trinh (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) không bóng cây lớn, phụ huynh chật vật tìm kiếm bóng mát, hoặc đội nắng đứng chờ con.

Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Điểm thi Trường THPT Nguyễn Duy Trinh không một bóng râm để tránh nắng

Hồi hộp chờ con ngoài cổng trường, phụ huynh Phạm Thị Ngọc cho biết: “Môn Toán là môn thi cực kỳ quan trọng, quyết định đến kết quả thi đại học của con trai. Dù thời tiết có nắng nóng nhưng vì tôi vẫn cố gắng đứng đây chờ đợi, động viên mong con thi tốt”.

Theo Sở GD&ĐT Nghệ An, buổi thi thứ 2 (môn Toán) kỳ thi THPT quốc gia vắng 85/32.247 tổng số thí sinh đăng ký thi. Không có thí sinh, giám thị vi phạm quy chế thi. Không có sự việc bất thường xẩy ra, buổi thi diễn ra bình thường, an toàn.

Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Dù nắng rát nhưng phụ huynh vẫn cố chờ ngoài cổng đợi thí sinh kết thúc môn thi
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Các bậc phụ huynh bất chấp nắng nóng đứng đợi con
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Ai cũng khẩu trang, áo nắng kín mít
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
 Một phụ huynh ngồi nép vào bức tường để tránh nắng
 
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Với đợt nắng nóng kéo dài khiến cho thời tiết ở Nghệ An trở nên khắc nghiệt
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Nhiều phụ huynh tỏ ra hồi hộp và lo lắng như các sĩ tử đang làm bài
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Kết thúc thời gian làm bài, thí sinh tươi tắn bước ra cổng trường
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Nắng nóng đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đối với các thí sinh dự thi 
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
 Hai mẹ con tươi cười khi nói về kết quả làm bài
Phụ huynh Nghệ An vật vã dưới nắng nóng chờ con đi thi
Cuối giờ chiều nhưng thời tiết nắng nóng vẫn chưa hạ nhiệt

(Theo Vietnamnet)

 
Trường Trung cấp KT - KT Hồng Lam giành giải Ba tại Hội Diễn Văn Nghệ Các Cơ Sở GDNN tỉnh Nghệ An - 2019.

Ảnh: Báo Nghệ An

Tối 31/05/2019, Hội Diễn Văn Nghệ Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Tỉnh Nghệ An (2019) đã chính thức bế mạc sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, với sự tham gia của 16 đoàn nghệ thuật quần chúng. Kết thúc Hội diễn, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam đã xuất sắc giành giải Ba toàn đoàn.

Read more...
 
Bỏ “viên chức suốt đời” trong ngành Giáo dục: Nảy sinh tâm lý bất an?

alt

GD&TĐ - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa được đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội để thông qua. Một trong những điều sửa đổi, bổ sung được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm là sẽ loại bỏ tình trạng “viên chức suốt đời”. Điểm mới này được kỳ vọng sẽ chấm dứt cảnh công chức, viên chức chây ỳ, ngại đổi mới “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, viên chức thường là giáo viên, đội ngũ y bác sĩ... lương thấp, áp lực nhiều nếu như bỏ chế độ “viên chức suốt đời” có khiến họ nảy sinh tâm lý bất an?

Bỏ “viên chức suốt đời”

Thực hiện chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 04-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW về chế độ hợp đồng đối với viên chức tuyển dụng mới, trong Tờ trình Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đề xuất hai phương án.

Phương án thứ nhất, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng xác định thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2). Dự thảo Luật Chính phủ trình đang thể hiện theo phương án này.

Phương án thứ hai, viên chức được tuyển dụng mới sau khi ký kết hợp đồng xác định thời hạn (tối đa 2 lần) sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì khi tuyển dụng mới viên chức được ký ngay hợp đồng không xác định thời hạn.

Qua thảo luận về vấn đề này, trong Ủy ban Pháp luật của Quốc hội có hai loại ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến tán thành phương án thứ nhất. Phương án này bảo đảm bám sát yêu cầu và thể chế hóa được nội dung của nghị quyết Trung ương, tạo sự khác biệt căn bản giữa “công chức” và “viên chức”, khắc phục được hạn chế trong quản lý đội ngũ viên chức là “vào dễ, ra khó”, tạo thuận lợi để các đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn viên chức phù hợp với vị trí việc làm; đồng thời bảo đảm được cơ chế cạnh tranh, tạo động lực để viên chức đã được tuyển dụng ký hợp đồng liên tục phấn đấu nâng cao trình độ, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, theo phương án này sẽ tạo ra sự không thống nhất với quy định của Bộ luật Lao động hiện hành là không được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn quá 2 lần; dễ tạo tâm lý không yên tâm cho số viên chức được tuyển dụng mới. Các ý kiến tán thành phương án này cũng đề nghị làm rõ quy định đối với số viên chức cũ đã tuyển dụng (ký hợp đồng) thì áp dụng như Bộ luật Lao động hiện hành, giữ nguyên hợp đồng dài hạn đã ký.

Một số ý kiến tán thành phương án thứ hai. Phương án này tạo tâm lý yên tâm cho đội ngũ viên chức, bảo đảm sự ổn định, thống nhất trong quản lý viên chức, đồng thời có thay đổi một phần, tạo cơ chế sàng lọc bước đầu, đáp ứng một phần yêu cầu của nghị quyết Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động hiện hành. Theo phương án này cần có quy định đề cao vai trò của người lãnh đạo trong việc lựa chọn viên chức phù hợp với vị trí công việc (như gắn việc đánh giá, phân loại với sử dụng, làm động lực để người lao động luôn nỗ lực, cố gắng); đồng thời, bảo đảm quyền của viên chức có thể chấm dứt hợp đồng khi các quyền, lợi ích hợp pháp của mình không được bảo đảm.

Gây tâm lý bất an?

Phát biểu thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức, ĐBQH Đặng Thuần Phong (Bến Tre) bày tỏ băn khoăn về đề xuất bỏ chế độ hợp đồng không xác định thời hạn với viên chức. Theo đó, đề xuất trên có sự mâu thuẫn, không thống nhất với Bộ luật Lao động là luật gốc. Bộ luật Lao động quy định không được ký hợp đồng xác định thời hạn quá hai lần. Do đó, quy định như dự thảo Luật dễ tạo tâm lý không yên tâm cho đội ngũ viên chức mới tuyển dụng.

Đặc biệt, đội ngũ giáo viên và thầy thuốc chiếm số đông hiện nay chủ yếu là viên chức. Nếu theo Bộ luật Lao động thì sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn và an tâm cống hiến cho nghề giáo suốt đời. Với khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa điều này sẽ khuyến khích họ bám trường, bám nghề. Nếu bỏ quy định này, vài năm lại xét lại thì rất có thể đẻ ra hệ lụy, thậm chí tiêu cực khác. “Chỉ cần hiệu trưởng hoặc giám đốc bệnh viện không thích giáo viên này, bác sĩ kia mà có thể loại ra có thể dẫn đến nảy sinh nhiều hệ lụy. Vì thế, chúng ta cần cần cân nhắc kỹ”, ĐBQH Đặng Thuần Phong cho hay.

“Là một nhà giáo, với cá nhân tôi việc ký hợp đồng có thời hạn hay không thời hạn không hẳn là vấn đề quan trọng nhất. Quan trọng nhất là năng lực giảng dạy của chúng tôi được đánh giá đúng. Vì vậy, khi thực thi Luật cần có các công cụ, tiêu chí đánh giá, phân loại viên chức sao cho thật khách quan, minh bạch. Nếu không khách quan, minh bạch sẽ rất dễ xảy ra việc chạy chọt, cơ chế “xin - cho” để được tiếp tục ký hợp đồng”, ĐBQH Đinh Thị Bình nhận định.

Nhìn nhận, tình trạng “công chức, viên chức suốt đời” hiện nay nếu chây ỳ, ngại đổi mới trong công việc cũng khó để đưa ra khỏi bộ máy, ĐBQH Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) cho rằng, cần có những quy định cụ thể để đội ngũ công chức, viên chức được sàng lọc thường xuyên, “có vào, có ra”. Tuy nhiên, ĐBQH Bùi Ngọc Chương cũng bày tỏ băn khoăn về việc sau khi ký các hợp đồng có thời hạn thì xung đột với Bộ luật Lao động. “Tôi cho rằng, việc không ký hợp đồng dài hạn sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định, yên tâm công tác của đội ngũ viên chức thuộc ngành Giáo dục, ngành Y tế... Vì vậy, chúng ta cần thực sự cân nhắc việc này. Có thể bỏ quy định hợp đồng dài hạn nhưng với lĩnh vực giáo dục, y tế chu kỳ hợp đồng ấy phải dài. Chứ nếu chỉ 2 năm thì người ta thấp thỏm không yên tâm, cứ phải lo lắng làm sao để được ký tiếp hợp đồng, dẫn đến việc không gắn bó, say sưa để phấn đấu, cống hiến. Theo tôi, nếu thực hiện nên ký hợp đồng 5 năm, như một nhiệm kỳ bổ nhiệm cán bộ, để tạo khoảng thời gian ổn định cho các nhà giáo, y bác sĩ yên tâm công tác”, ĐBQH Bùi Ngọc Chương đề xuất.

(Nguồn: GD&TĐ)

 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

A - Tình hình và nguyên nhân


1- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.

Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.

Những thành tựu và kết quả nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

2- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.

Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.

 


File đính kèm
Download this file (29NQTW.doc)NQ Đổi mới căn bản, toàn diện[ ]114 Kb
 
<< Start < Prev 1 2 Next > End >>

Page 1 of 2

Đại học Điện lực

VIDEO HOẠT ĐỘNG



Get the Flash Player to see this player.

time2online Joomla Extensions: Simple Video Flash Player Module

Video playlist

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Hotline: 0989.456.645

Quản lý đăng nhập



Liên kết

Tìm kiếm

Thống kê truy cập:

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday9026
mod_vvisit_counterYesterday11881
mod_vvisit_counterThis week34524
mod_vvisit_counterLast week90665
mod_vvisit_counterThis month238420
mod_vvisit_counterLast month341101
mod_vvisit_counterAll days6155071

Liên kết


card ukash kart